Nguồn gốc ý nghĩa của phong tục lì xì ngày Tết mọi người cần biết
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Hữu Sơn, tục lì xì ngày Tết bắt nguồn từ một truyền thuyết.
Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Hữu Sơn cho rằng, phong tục lì xì ngày Tết là nét đẹp văn hóa được gìn giữ và phát huy qua năm tháng.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Hữu Sơn, phong tục này bắt nguồn từ một truyền thuyết.
Tương truyền, phong tục lì xì vào dịp Tết bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, có một con quỷ thường xuất hiện vào đêm giao thừa, thích vỗ vào đầu những đứa trẻ đang ngủ khiến chúng giật mình la hét. Ngày hôm sau, đứa trẻ bị đau đầu và sốt cao. Vì vậy, bố mẹ không dám ngủ để canh chừng.
Và cho đến nay, phong tục lì xì đầu năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa phong phú của người Hoa và người Việt.
Có một cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi mới sinh được một bé trai. Năm đó, có 8 vị tiên đi ngang qua ngôi nhà, biết cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái nên đã hóa thành 8 đồng xu, ngày đêm túc trực bên cậu.
Sau khi cậu bé ngủ say, cặp vợ chồng gói những đồng xu trong giấy đỏ, đặt chúng trên gối của đứa trẻ và đi ngủ. Nửa đêm, con quỷ hiện hình, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên gối những tia sáng vàng chói loà lóe lên khiến nó sợ hãi bỏ chạy.
Việc lấy giấy đỏ bọc tiền đã được dân làng báo cho biết. Mọi người vui mừng, bắt chước và dần trở thành phong tục đón mừng năm mới.
Và cho đến nay, phong tục lì xì đầu năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa phong phú của người Hoa và người Việt.
Bên cạnh đó, lì xì là phiên âm của từ “lợi” trong tiếng Trung Quốc, có nghĩa là lợi lộc, tiền bạc, may mắn. Vì vậy, tiền lì xì là loại tiền mang lại may mắn, những điều tốt lành, tốt đẹp cho trẻ em vào dịp đầu năm.
Theo chuyên gia văn hóa Trần Hữu Sơn, ý nghĩa của những phong bao lì xì không nằm ở số tiền mà ở thành ý, ý nghĩa tốt đẹp của hành động. Lì xì không quy định mệnh giá nào, thường là số tiền nhỏ, có cả tiền lẻ và tiền chẵn.
“Lì xì là người trên giúp người dưới có cơ hội, cho tiền làm ăn. Lì xì thường là số lẻ để tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. “Vốn” ở đây là tượng trưng nên giá trị tiền trong phong bao lì xì không quan trọng. Thông thường, vào ngày đầu tiên của năm mới, mọi người đều xúng xính trong những bộ quần áo mới, đi chúc Tết người thân. và người bạn. Những người lớn tuổi sẽ trao cho những đứa trẻ những phong bao lì xì với ý nghĩa chúc phúc và may mắn.
Theo các chuyên gia, đây là phong tục truyền thống đẹp nhưng ngày nay không còn giữ được nét đẹp đó (bắt đầu bị biến dạng). Tuy nhiên, không vì thế mà người Việt bỏ phong tục lì xì.
Nguồn: https://baogiothong.vn/nguon-goc-y-nghia-cua-phong-tuc-li-xi-ngay-tet-moi-nguoi-can-biet-d44886…Nguồn: https:// baogiothong.vn/nguon-goc-y-nghia-cua-phong-tuc-li-xi-ngay-tet-moi-nguoi-can-biet-d448866.html
Mừng cho trẻ chỉ cần mang ý nghĩa tượng trưng, cái chính là đem lại niềm vui cho trẻ, khiến trẻ cảm thấy…
Theo Diệu Thu (Báo GT)